VĂN HÓA HÀN QUỐC

Ngày đăng : 14/08/2019 - Lượt xem : 310 Views

Hàn Quốc – bản sắc văn hóa độc đáo​

Hàn Quốc một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc, quốc gia nhỏ bé nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng, sớm trở thành một trong những  con rồng châu Á. Nhắc tới Hàn Quốc, hầu như mọi người sẽ nghĩ tới làn sóng  Hallyu với những nhóm nhạc, diễn viên có sức ảnh hưởng toàn cầu, hay ngành công nghiệp mỹ phẩm được ưa chuộng khắp châu Á…  Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng ấy, Hàn Quốc vẫn giữ trong mình nét văn hóa riêng, không pha trộn với bất kỳ nền văn hóa nào khác. Hãy cùng trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo ấy nhé!

HANBOK – trang phục truyền thống của Hàn Quốc​

Hanbok của nữ giới gồm một váy dài kiểu Trung Quốc và một áo kiểu Bolero, còn đối với nam giới là một áo khoác ngắn jeogori và quần baji. Cả hai kiểu hanbok này đều có thể kết hợp với áo choàng dài gọi là durumagi. Ngày nay, người dân xứ sở kim chi thường mặc hanbok vào các dịp lễ tết, ngày cưới hay tang lễ.

HANGEUL – bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc​

Hangeul được xây dựng từ thế kỷ XVI bởi hoàng đế Sejong, thời Joseon. Bảng chữ cái bao gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Nguyên âm và phụ âm kết hợp sẽ tạo thành âm tiết bởi vậy, Hangeul có thể tạo thành hàng nghìn chữ với âm điệu đa dạng, hài hòa.

KIM CHI VÀ BULGOGI – món ăn tốt cho sức khỏe​

Kim chi là món cải thảo muối có vị cay, còn bulgogi là món thịt nướng, đây là hai món ăn rất phổ biến tại Hàn Quốc. Kim chị được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều hơn cả là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch, sau để ráo nước và trộn với các gia vị. Tương tự như kim chi, bulgogi cũng được làm chủ yếu từ hai loại thịt phổ biến là thịt bò và thịt lợn. Kim chi giàu chất xơ, cung cấp nhiều vitamin, ít calo và cholesterol vì vậy mọi người thường nói ăn kim chi mỗi ngày thì không cần thăm khám bác sĩ.

NHÂN SÂM ​

Nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là Goryeo Ginseng (theo tên triều đại Goryeo – triều đại hình thành nên tên Hàn Quốc như hiện nay) để phân biệt với các loại nhân sâm có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhân sâm được xem là liều thuốc tang cường sinh lực và phục hồi sức khỏe, giúp ổn định tim, bảo vệ dạ dày, tăng sức chịu đựng và độ ổn định của hệ thần kinh. Người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản nhất là uống trà hoặc uống rượu.

JONGMYO JERYEAK – nhạc tế lễ Jongmyo​

Vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng năm hằng năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc tộc thời Joseon sẽ làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul. Hiện nay nghi lễ đã được tối giản so với trước, nhưng luôn có đủ 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, tạo nên âm thanh độc đáo cho buổi lễ truyền thống của đất nước Hàn Quốc.

TALCHUM – mặt nạ và múa mặt nạ​

Trong tiếng Hàn Quốc, mặt nạ được gọi là tal, nó được làm từ giấy, gỗ, quả bầ khô và long. Hầu hết các loại mặt nạ phản ánh sắc thá và cấu trúc xương của người Hàn, một số ít khác thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật. Hình dáng của mặt nạ thường được cách điệu kỳ lạ vì Talchum – loại hình múa mặt nạ, thường được biểu diễn vào ban đêm, dưới ánh sang của các đống lửa.

DI SẢN IN​

Nghệ thuật in trên phiến gỗ được bắt đầu từ thế kỷ VIII ở Hàn Quốc. Người dân triều đại Goryeo đã tìm ra bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ XIII, được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật lâu đời nhất còn tồn tại. Bộ kinh này được xếp hạng di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1995

NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG​

Nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc xuất hiện từ thế kỷ V, bao gồm 50 loại được truyền lại qua nhiều thế hệ, được chia thành 3 nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ

DANCHEONG – hình trang trí trên các tòa nhà​

Dancheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà. Nó bao gồm 5 màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Dancheong  được sử dụng ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, các đền chùa ở mọi nơi trên đất nước Hàn Quốc.

BOJAGI – vải bọc​

Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết khác nhau. Người Hàn Quốc thường dùng bojagi để bọc gói các đồ vật, làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ. Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc đặc biệt phản ánh rõ nét qua bojagi, được bàn tay các bà nội trợ chắp lại từ những mảnh vải vụn, Các họa tiết thêu làm cho bojagi thêm duyên dáng và độc đáo hơn.

CHÙA BULGUKSA VÀ SEOKGURAM GROTTO​

Bulguksa, là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ của vương quốc Silla (57 trước CN -935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi chùa nhỏ mà nhà vua Beop-heung (514 -540) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc của mình. Kiến trúc hiện nay của ngôi đền có từ năm 751 khi nó được được xây dựng lại. Trước kia, đền gồm có 80 toà nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới bây giờ. Đền nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật, và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách Di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm 1995.

NÚI SEORAKSAN​

Núi Seoraksan nằm gần thành phố Sokcho ở tỉnh Gangwon thuộc phía đông bắc Hàn Quốc, là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Taebaek và đứng thứ 3 ở Hàn Quốc. Rừng núi Seoraksan với đỉnh Daecheongbong cao nhất là 1708 m so với mực nước biển, là khu rừng hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Alpes và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loài thú, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loài động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40 loài cá nước ngọt.

VƯỜN CẢNH​

Những khái niệm cần thiết phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ. Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do. Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng 300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu vườn theo truyền thống Hàn Quốc.

CÁC NGHI LỄ TRƯỞNG THÀNH​

Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên. Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo. Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết.

Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp với những nét văn hóa truyền thống được gìn giữ ngàn đời sẽ là dấu ấn khó phai trong lòng lữ khách, hãy cảm nhận nét văn hóa ấy với trái tim chân thành và nồng ấm. Hãy yêu và trải nghiệm nhé…

    Gửi câu hỏi cho bác sĩ